Thoại Ngọc Hầu nguyễn Văn Thọai, một danh tướng lẫy lừng đã cống hiến suốt đời mình trong công cuộc khai hoang, lập ấp, đắp đê, làm đường, mở mang vùng Châu Thổ Sông Cửu Long, giữ yên bờ cõi phía Tây nam của Tổ Quốc, trong đó có quê hương Thoại Sơn
Hàng năm, cứ đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, để tưởng nhớ công đức của người xưa, nhân dân làng Thoại Sơn ngày nay với một lòng thành kính hướng về tổ tiên, về các bậc tiền nhân đã có công khai mở vùng đất An Giang nói chung và huyện Thọai Sơn nói riêng. Danh tướng Thọai Ngọc Hầu là một trong những vị nổi tiếng góp công khai phá bờ cõi, mở rộng vùng Châu Thổ Sông Cửu Long nói chung và huyện Thọai Sơn nói riêng.
Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại sinh ngày 26/11 năm Tân Tỵ (1761) tại Làng An Hải, xã An Lựu Hạ, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, nay là Phường An Hải, Thành Phố Đà Nẵng. Ông sinh ra đúng vào cục diện phân tranh Trịnh, Nguyễn sắp tàn lụi, phong trào Tây Sơn đang quật khởi mãnh liệt. Với thân phận là một người dân, để tránh chiến tranh, ông cùng mẹ và thân quyến vào Nam sinh sống và dừng chân tại Làng Thới Bình nằm trên Cù Lao Dài (Vĩnh Long). Năm 1777, ông đầu quân theo Nguyễn Ánh, đến năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu Gia Long thì ông trở thành Khai Quốc Công Thần Nhà Nguyễn, thuộc hàng tướng lãnh cao cấp với chức Khâm Sai Thống Binh Cai Cơ, Ông trải qua các chức Trấn Thủ Lạng Sơn, Trấn Thủ Định Tường. Năm 1813, để ổn định nội tình Cao Miên (chư hầu nhà Nguyễn khi đó) ông được lãnh ấn bảo hộ Cao Miên, và rất nhiều lần ông ra Bắc vào Nam, sang nước Lào, Xiêm để mở rộng mối quan hệ. Năm 1817, ông được cử giữ Trấn Thủ Vĩnh Thanh (gồm Châu Đốc, Cà Mau, Sa Đéc, Kiên Giang, Vĩnh Long ngày nay), là những nơi rừng thiên nước độ, ít người qua lại, việc vận chuyển hàng hóa, đi lại của người dân giữa đồng bằng sông Cửu Long với miền Duyên Hải Tây - Nam (Hà Tiên - Kiên Giang) đều phải đi vòng bằng đường biển rất xa và chậm trễ. Thấy được điều đó, ông đã tâu lên Vua rằng nếu đào một con kênh nối thẳng từ hữu ngạn Sông Hậu đến Kiên Giang sẽ vô cùng thuận lợi cho lưu thông thương mại, cũng như dẫn thủy nhập điền cho vùng đồng bằng rộng lớn Tây Nam. Năm 1818, dưới sự chỉ đạo của ông, kênh Đông Xuyên hoàn thành trong vòng một tháng với 1500 dân công bắt đầu từ voi Ba Bần đến Kiên Giang, chiều dài gần 31 km, rộng hơn 51 m. Kênh Đông Xuyên hòan thành, Vua Gia Long khen ngợi, tưởng thưởng công lao của ông bằng việc lấy tên ông đặt cho tên sông, gọi là Thoại Hà (Sông Thoại), lại thấy bờ phía Đông Thoại Hà có trái núi ( tục gọi Núi Sập nên gọi là Thoại Sơn. Cảm phục ơn vua, ông đã soạn áng văn, nêu quá trình đào kênh và nguyên do được ban tên sông, tên núi khắc vào bia đá, ghi to 2 chữ "Thọai Sơn". Bia đá được lưu truyền đến ngày nay.
Năm 1918, vâng mệnh vua, ông trực tiếp coi sóc việc đào kênh Châu Đốc - Hà Tiên dài gần 100 km, huy động 80.000 dân binh kéo dài ròng rã 5 năm trời. Đến tháng 5 năm giáp thân (1824) thì hoàn thành. Công trình là một thành quả vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Một lần nữa, để tưởng thưởng công lao Thoại Ngọc Hầu, Vua Minh Mạng lại xuống sắc chỉ, lấy tên vợ ông: Bà Châu Thị Tế đặt tên cho kênh là Vĩnh Tế Hà (kênh Vĩnh Tế). Sau đó, ông lại tiếp tục đào kênh Vĩnh An thông thương giữa sông Tiền và Sông Hậu từ Châu Đốc sang Tân Châu dài 17 km.
Đông Xuyên là con kênh đào đầu tiên thóat lũ ra biển Tây ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, đồng thời kênh Đông Xuyên hòan thành đã mở ra trang sử mới cho vùng đất vốn là nơi rừng thiên nước độc, ít người qua lại nay trở thành trung tâm thương mại, du lịch của huyện Thọai Sơn. Để tưởng nhớ công đức người xưa, cùng với bút tích của ông tạc vào bia đá có ghi 2 chữ Thoại Sơn dựng sau tiết Đông Chí, năm Nhâm ngọ, niên hiệu Minh Mạng thứ 3. Chính quyền và nhân dân Thoại Sơn đã trạc tượng ông dưới chân núi, tạo thành điểm du lịch khá thú vị cho vùng đất An Giang nói chung và Thoại Sơn nói riêng.
Thoại Ngọc Hầu nguyễn Văn Thọai, một danh tướng lẫy lừng đã cống hiến suốt đời mình trong công cuộc khai hoang, lập ấp, đắp đê, làm đường, mở mang vùng Châu Thổ Sông Cửu Long, giữ yên bờ cõi phía Tây nam của Tổ Quốc, trong đó có quê hương Thoại Sơn. Ngoài ra, Đức ông Thoại còn quan tâm đến đời sống tinh thần của dân chúng, ông thường xuyên tuyển mộ diễn viên hát tuồng, lập thành gánh hát truyền bá nghệ thuật dân tộc đặt sắc đến mọi vùng. Ông mất ngày 6 tháng 6 năm Minh Mạng thứ 10 (1829) tại Châu Đốc, hưởng thọ 68 tuổi, được an táng cùng với hai vị phu nhân tại Sơn Lăng, bên triền núi Sam (thuộc Châu Đốc ngày nay). Có thể nói Đức ông Thoại Ngọc Hầu là một trong những vị tiền hiền đã nhìn thấy được vốn văn hóa quý báo của dân tộc và muốn lưu giữ hồn Việt trong tâm trí các thế hệ sau. Và thế hệ trẻ Thoại Sơn hôm nay kế thừa truyền thống chân thật, cởi mở và tình cảm thân thiện cộng với các phẩm chất trong thời đại mới đang tiếp tục kiến thiết vùng đất này ngày một giàu đẹp, xứng đáng là lớp hậu duệ tin cậy của các bậc cha ông đi trước.
Và mùng 10 tháng 3 (âl) năm nay (nhằm ngày 12 tháng 4), cùng với chào mừng kỷ niệm 36 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước Đảng bộ và nhân dân huyện Thoại Sơn long trọng tổ chức lễ hội văn hoá truyền thống lần thứ X nhằm tạo sinh khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân, qua đó tôn vinh công đức Danh thần Thoại Ngọc Hầu và các bậc tiền nhân đã có công khai mở vùng đất Thoại Sơn, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ đồng thời chào mừng các thành tựu kinh tế xã hội của huyện đạt được trong thời gian qua./.